Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Posted by Unknown |


Răng bạn sẽ trở nên sậm màu vì một số nguyên nhân như: thời gian, thuốc lá, các loại thực phẩm và đồ uống (trà, cà phê, rượu vang đỏ….).
Hãy cùng trải nghiệm một số loại thảo dược dân gian để giúp hàm răng luôn trắng sáng, cho nụ cười tự tin hơn.
Ngày xưa, ông bà ta có tục lệ ăn trầu, và truyền miệng rằng ăn trầu sẽ làm chắc răng. Thật vậy, Lá trầu không có vị cay nồng, tiêu viêm, có tính sát trùng làm chắc chân răng không bị viêm sưng. Dùng miếng Cau bổ tư chà kĩ những vết ố trên răng, chất chát của cau làm sạch các mảng bám và duy trì cho hàm răng luôn trắng bóng.
Một cách khác, có thể dùng bột lá khô của cây nguyệt quế cùng với vỏ chanh khô chà xát lên răng, sẽ giúp men răng chắc khỏe và sáng hơn.
Thường xuyên ăn những loại rau quả như: táo, cà rốt, rau cải, cần tây,…. Lượng axit tự nhiên trong các những loại thực vật cùng với sự giàu chất xơ của táo lấy đi những mảng bám, cho hàm răng trắng sáng mỗi ngày.
Giải pháp khác giúp một số người không biết ăn rau, để có hàm răng luôn trắng, thì mía là sự lựa chọn tốt nhất, ngoài tác dụng bổ dưỡng mía còn làm răng trắng sạch vì mỗi khi nhai xơ mía chà đi chà lại trên răng nên sau khi ăn mía hàm răng luôn sạch và trắng.

Tuy nhiên, những liệu pháp trên khi điều trị tại nhà đối với răng đã bị nhiễm màu nặng, răng quá vàng, thì kết quả chỉ được một phần nào. Để loại bỏ hoàn toàn, bạn nên thường xuyên đi khám nha khoa, vì ở đó các Bác sĩ sẽ giúp bạn lấy đi các vết vàng ố do thức ăn hoặc thuốc lá gây ra, bạn không thể tự mình tẩy sạch răng mình, vì những mảng bám ở sâu trong chân răng chỉ có Bác sĩ mới giúp bạn tẩy sạch đi những vết bám này.
Tại nha khoa, răng đã bị nhiễm màu lâu ngày để giúp răng trắng sáng trở lại, Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp tẩy trắng răng và được lựa chọn một giải pháp tẩy trắng an toàn đem đến kết quả điều trị tốt nhất.
Hiện nay, với phương pháp tẩy trắng răng được thực hiện trong 1 giờ bằng kỹ thuật LED được nhiều người lựa chọn nhất. Vì kỹ thuật LED không tạo ra ánh sáng bằng cách đốt nóng dây tóc kim loại như các kỹ thuật khác,mà ánh sáng được tạo ra bởi hiệu ứng cơ lượng tử nên lượng nhiệt tỏa ra là tối thiểu rất an toàn cho bệnh nhân.
Cùng Với công nghệ LED, BleachBright là thuốc tẩy trắng thế hệ mới hoàn toàn không hại cho răng hay làm yếu răng, bản chất của nó là sử dụng phản ứng oxy hóa khử, phóng thích oxy nguyên chất thấm vào cắt đứt chuỗi protein màu trong răng làm cho chúng ta không còn nhìn thấy màu dưới ánh sáng tự nhiên. BleachBright có PH = 7 trung tín nên không gây hại bề mặt men răng như bạn thường nghĩ, quá trình tẩy trắng chỉ làm thay đổi màu răng, không làm thay đổi cấu trúc răng, đồng thời tiến trình thực hiện cũng không gây đau hay ê buốt, trừ trường hợp răng bạn quá nhạy cảm, tuy nhiên cảm giác này chỉ xuất hiện trong vòng một ngày,b ạn có thể dễ dàng chịu được. 

Trường hợp người bị nhiễm tetracycline với màu sậm nhẹ ta có thể dùng phương pháp tẩy trắng răng thế hệ mới với: kỹ thuật LED, Toàn bộ tiến trình tẩy trắng diễn ra chỉ trong vòng 30 – 45’ được thực hiện ngay tại phòng khám, răng ở hàm trên và hàm dưới sẽ được tẩy trắng cùng một lúc.
Kết quả sau khi tẩy trắng răng có thể duy trì trong nhiều năm, nhưng tùy thuộc vào thói quen ăn uống và vệ sinh chăm sóc răng miệng hàng ngày, ở nhà bạn có thể thực hiện theo cách hướng dẫn trên để duy trì độ trắng sáng của răng. Vì vậy tẩy trắng răng là một thủ thuật đơn giản chi phí thấp, đem lại cho bạn màu răng trắng sáng hơn mà lại bảo toàn mô răng tự nhiên quý giá của mình.


Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp
Công ty cổ phần truyền thông trực tuyến infopower
Đ/C: 631 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 09888.44.816 – Mr. Quân
Bài viết liên quan: 
Posted by Unknown |

Từ khóa: Thiết kế website, thiet ke websitethiết kế website nha khoanha khoa

Con người cũng như mọi loài động vật có vú khác, đều có 2 loạt răng trong suốt đời sống: răng sữa tồn tại trong suốt thời thơ ấu và răng vĩnh viễn ở người trưởng thành.
Các răng đã được bắt đầu hình thành trong xương hàm trước khi sinh ra và phát triển dần khi trẻ lớn lên và hình thành ở tuổi thiếu niên.
Đây là lịch trình phát triển bộ răng người theo tuổi và trình tự mọc răng.
Các răng sữa mọc trước tiên và sẽ rụng dần khi trẻ bắt đầu lớn và được thay thế dần bằng các răng vĩnh viễn.
Lịch trình này chỉ là khoảng tuổi trung bình, ở 1 số trường hợp răng có thể mọc sớm hơn hoặc trễ hơn. Bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra xem răng có mọc đúng thời điểm không.
0 tháng (sơ sinh): răng đang phát triển trong xương hàm. Trẻ mới sinh không có răng.
06 tháng: 2 răng cửa giữa hàm dưới đầu tiên bắt đầu mọc.
09 tháng: 4 răng cửa dưới và 4 răng cửa trên.
01 năm: răng cối sữa đầu tiên hàm dưới mọc, là răng hàm đầu tiên của trẻ, sau đó đến răng cối sữa hàm trên (khoảng 14 tháng). răng nanh hàm dưới mọc lúc 16 tháng và răng nanh hàm dưới mọc trong vài tháng sau đó.
02 năm: 20 -24 tháng: răng sữa cuối cùng (răng cối sữa thứ 2 hàm trên và hàm dưới) mọc khoảng 2,5 tuổi toàn bộ các răng sữa thường đã mọc hoàn toàn trong miệng.
06 tuổi: các răng cửa giữa hàm dưới sữa bắt đầu lung lay và rụng. và răng vĩnh viễn đầu tiên bắt đầu mọc lên ngay phía sau răng cửa cuối cùng hàm dưới (gọi là răng cối lớn thứ 1).
07 tuổi: 4 răng sữa hàm dưới bắt đầu lung lay trong khoảng 7 tuổi và thay thế bằng: các răng cối vĩnh viễn 1. bắt đầu mọc ở hàm dưới rồi đến hàm  trên.
4 răng cửa hàm dưới mọc trong khoảng 6-8 tuổi, bắt đầu từ 2 răng cửa giữa rồi đến 2 răng cửa bên.
08 tuổi: 2 răng cửa giữa hàm dưới bắt đầu mọc, sau đó là 2răng cửa bên.
09 tuổi: 4 răng cửa giữa hàm trên đã mọc hoàn tất. răng nanh hàm dưới có thể đã bắt đầu mọc. răng cối sữa 1 bắt đầu lung lay và rụng, răng tiền cối đầu tiên sẽ thay thế.
10 tuổi: răng nanh hàm dưới mọc, răng cối sữa 2 lung lay và răng tiền cối 2 mọc.
11 tuổi: răng nanh sữa hàm trên và răng cối sữa 2 hàm trên thường là những răng sữa cuối cùng rụng và răng tiền cối 2 vĩnh viễn hàm trên và răng nanh hàm trên bắt đầu mọc vào vị trí.
12 tuổi: các răng sữa đã không còn trên hàm. răng cối lớn vĩnh viễn thứ 2 có thể bắt đầu mọc.
13 tuổi: trung bình tuổi này trẻ đã có 28 răng vĩnh viễn. Các răng cối lớn 2 là các răng cuối cùng thấy được trên hàm.
14 -21 tuổi: Nếu đủ chỗ, các răng khôn sẽ bắt đầu mọc lên và nhìn thấy được trên miệng. Răng sẽ bắt đầu mòn dần theo thời gian, ngã màu dần. Các triệu chứng lão hoá trên răng và nướu sẽ ngày càng biểu hiện rõ hơn theo quá trình tích tuổi răng.
Bệnh nướu và mô nha chu quanh răng, có thể làm tụt nướu lộ chân răng. Tụt nướu trầm trọng sẽ dẫn đến tình trạng lung lay răng và hậu quả là mất răng. Sâu răng không được phát hiện và điều trị cũng sẽ làm gãy vỡ răng và phải nhổ răng.
Do đó, để răng có thể tồn tại suốt đời, 3 điều quan trọng nhất là nên đến khám nha sĩ thường xuyên, áp dụng chế độ ăn hợp lý và điều độ, vệ sinh răng miệng tốt.
Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp
Công ty cổ phần truyền thông trực tuyến infopower
Đ/C: 631 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 09888.44.816 – Mr. Quân
Bài viết liên quan:

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Posted by Unknown |
 Từ khóa: Thiết kế website, thiet ke websitethiết kế website nha khoanha khoa

Viêm nướu vì lười chải răng

Bác sĩ Nguyễn Quốc Dũng, Phó Trưởng khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) cho biết: Viêm nướu răng là một bệnh rất thường gặp trong số các loại bệnh liên quan đến răng miệng. Nướu có nhiệm vụ bảo vệ, che chở và giữ cho chân răng chắc chắn.

Các mảng bám răng rất mềm, chỉ cần chải nhẹ nhàng nhiều lần là tan hết. Thời gian để chải răng ít nhất là 2 phút

Khi bị viêm nướu tức là những mô mềm xung quanh nâng đỡ cho răng bị nhiễm trùng, răng sẽ không còn vững chắc. Biểu hiện đầu tiên của viêm nướu là sưng nhẹ ở viền và gai nướu; nướu có dấu hiệu bị ửng đỏ, sưng phồng.

Ở mức độ nặng hơn sẽ có dấu hiệu bị sưng đỏ và tấy, nướu sẽ không còn dai chắc mà sẽ trở nên mềm và bở. Trong hầu hết mọi trường hợp viêm nướu nếu đánh răng thường rất dễ bị chảy máu răng và gây đau đớn.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm nướu răng là do vệ sinh răng miệng không sạch, dẫn đến tình trạng tích tụ chất bẩn và vi khuẩn quanh răng, nhất là ở khe nướu.

Khi không được vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách, mảng bám và vi khuẩn tích tụ quá nhiều trên răng lâu ngày sẽ gây tổn hại nướu răng, dẫn đến bị viêm nướu. Vì vậy, nếu một ngày chỉ chải răng một lần dễ dẫn tới bệnh viêm nướu răng.

Khi bị viêm nướu, rất nhiều người ngại chải răng vì sợ đau. Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Quốc Dũng, càng lười chải răng càng khiến cho tình trạng viêm nướu tiếp tục nặng hơn do răng không được làm sạch.

Với người già, bệnh viêm nướu là nguyên nhân chính làm mất răng do các mô mềm của má và nướu răng bị mất đi tính đàn hồi, các cơ yếu đi. Lượng nước bọt tiết ra trong miệng giảm, khiến người già nhai và tiêu hóa thức ăn khó hơn.





Niêm mạc miệng trở nên bở, dễ sứt; vết thương khó lành hơn. Vì vậy, để phòng tránh các bệnh về răng miệng ở tuổi già, các chuyên gia khuyến cáo ngoài việc nên đi khám răng mỗi năm/1 lần, còn nên chải răng mỗi ngày bằng kem đánh răng có fluor ít nhất 2 lần.

Với trẻ em, nếu bị viêm nướu răng càng cần làm sạch khi có biểu hiện viêm nướu bằng cách chùi răng sạch sẽ nhiều lần trong ngày bằng bàn chải đánh răng mềm. Đối với trẻ dưới 3 tuổi, nên dùng gạc quấn vào ngón tay trỏ của mình nhúng vào nước sôi để nguội, chà răng và nướu của bé.

Khi trẻ bị viêm nướu, các bậc cha mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị, việc tự ý điều trị thường không trị được tận gốc bệnh mà khiến bệnh âm ỉ kéo dài và việc điều trị sau này sẽ khó khăn hơn.

Có thể gãy răng nếu chải không đúng cách

Theo ThS. Võ Trương Như Ngọc, Trưởng Bộ môn Răng trẻ em, Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội, nếu chải răng không đúng cách như: Kéo ngang như kiểu kéo cưa sẽ làm sụt chân răng, co lợi, răng sẽ bị mòn, thậm chí gãy luôn răng. Thao tác chải ngang này chỉ cho phép với mặt nhai.

Thao tác chải đúng là đặt bàn chải nghiêng 45 độ ngay dưới nướu răng. Chải nhẹ theo chiều thẳng đứng hoặc theo hình tròn trên răng và nướu. Lặp lại động tác này đối với tất cả các răng. Chải mặt ngoài, mặt trong của răng theo chiều thẳng đứng. Đối với mặt nhai của răng, chải nhẹ theo chiều ngang.





Tất nhiên để chải răng đúng cách phải chọn đúng bàn chải. Theo Ths Ngọc, nên chọn bàn chải có lông mềm vừa phải, đầu nhỏ để có thể vào được góc trong cùng của hàm răng. Hiện nay, còn có loại bàn chải có thêm phần mát xa lợi, rất tốt cho lợi. Trẻ em dưới 3 tuổi không nên dùng thuốc đánh răng có fluor vì trẻ hay nuốt toàn bộ thuốc, gây nhiễm fluor.

Khi chải răng cũng không nên chải quá mạnh vì hành động này không làm sạch được răng mà còn khiến bàn chải chóng hỏng. Các mảng bám răng rất mềm, chỉ cần chải nhẹ nhàng nhiều lần là tan hết. Thời gian để chải răng ít nhất là 2 phút.



Công ty cổ phần truyền thông trực tuyến infopower

Đ/C: 631 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 09888.44.816 – Mr. Quân
Bài viết liên quan:
 

Posted by Unknown |

 Từ khóa: Thiết kế website, thiet ke websitethiết kế website nha khoanha khoa

 Sâu răng sớm là hiện tượng xuất hiện rất phổ biến ở trẻ, chiếm tỷ lệ 30 - 50% ở các nước phát triển và đến 70% ở các nước đang phát triển.

 Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng, trẻ bị sâu răng khi còn nhỏ có nguy cơ bị sâu răng nhiều hơn khi lớn lên. Vì vậy, việc phòng ngừa sâu răng sớm ở trẻ giúp tránh được các vấn đề quan trọng về răng miệng sau này.

Cơ chế gây bệnh

Sự hình thành sâu răng phụ thuộc vào các axít hữu cơ được tạo ra từ sự lên men của các carbohydrate trong thức ăn do vi khuẩn làm giảm độ pH ở các mảng bám răng và tạo ra những chỗ bị mất khoáng. Sâu răng ban đầu có dạng các điểm trắng đục trên men răng và các lỗ sâu răng sẽ xuất hiện khi tình trạng mất khoáng tiến triển mạnh.

Nhóm các vi khuẩn atreptococcus mutans có liên quan đến sự hình thành sâu răng. Các vi khuẩn này có khả năng bám dính vào men răng, tạo ra nhiều chất axít và sống ở môi trường pH thấp. Khi men răng bị thủng lỗ, các loại vi khuẩn khác (các lactobacillus) sẽ sinh sôi ở răng, tạo ra môi trường axít và thúc đẩy hóa trình mất khoáng. Sự mất khoáng do axít được tạo ra từ vi khuẩn phụ thuộc vào số lần tiêu thụ và loại carbohydrate có trong thức ăn.


Triệu chứng, biểu hiện

Sâu răng trên răng sữa thường khởi đầu ở các hố và rãnh. Các tổn thương nhỏ khó có thể phát hiện bằng mắt thường; nhưng các tổn thương lớn thường có biểu hiện là lỗ thủng ở bề mặt nhai. Vị trí sâu răng thường gặp là ở mặt bên (mặt tiếp xúc giữa các răng) và rất nhiều trường hợp chỉ có thể phát hiện khi chụp X-quang răng mà thôi. Các tổn thương do sâu răng biểu hiện ở bề mặt trơn láng (mặt ngoài và mặt trong) thường chỉ gặp ở trẻ bị sâu nhiều răng nghiêm trọng.

Sâu răng sớm ở trẻ (early childhood caries – ECC) rất phổ biến. Bệnh có thể xuất hiện sớm trước 12 tháng tuổi. Các đối tượng có nguy cơ bị ECC bao gồm những trẻ thường xuyên ăn chất đường (thường xuyên dùng các thức uống, thức ăn có đường, bánh snack), trẻ có nhiều người thân như cha mẹ hay các anh chị em ruột bị sâu răng, hay trẻ có dị dạng ở răng.

Các biến chứng

Nếu không được điều trị kịp thời, sẽ khiến cho răng sâu bị hủy hoại toàn bộ và tủy răng cũng bị tổn thương, dẫn đến viêm tủy gây đau, nhức. Viêm tủy răng có thể tiến triển đến hoại tử, vi khuẩn xâm lấn xương ổ răng và gây áp xe răng. Nhiễm trùng răng sữa có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này của trẻ. Một số trường hợp nhiễm trùng răng sữa có gây ra nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng vùng mặt.

Điều trị

Tùy theo độ tuổi của trẻ khi bị sâu răng mà có phương pháp điều trị riêng. Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường ít hợp tác trong quá trình điều trị răng, đòi hỏi phải có các dụng cụ hỗ trợ như: kìm giữa trẻ, gây tê hay gây mê trong lúc trám răng, Sau 4 tuổi, trẻ bắt đầu có khả năng hợp tác hơn với việc chữa răng và với thuốc gây tê tại chỗ.

Điều trị răng có sử dụng amangam bạc, vật liệu trám composite hay mão toàn diện có thể giúp giữ lại được các răng sâu. Nếu tổn thương lan đến tủy răng, cần lấy một phần tủy răng hay lấy toàn bộ tủy răng hay lấy toàn bộ tủy răng rồi sau đó mới trám răng bị sâu. Nếu phải nhổ răng sâu, khoảng trống sau nhổ răng cần được giữ vệ sinh tốt để ngăn sâu răng lan sang các răng còn lại.

Tình trạng nhiễm trùng răng còn khu trú trong xương ổ có thể được xử lý bằng các biện pháp tại chỗ (nhổ răng, lấy toàn bộ tủy răng). Kháng sinh đường uống được chỉ định cho các trường hợp nhiễm trùng răng viêm mô tế bào, sưng mặt hoặc trong trường hợp không thể gây tê răng vì có viêm. Penicilin là kháng sinh được chọn ngoại trừ trường hợp bệnh nhân có tiền căn dị ứng với thuốc này, khi đó có thể thay thế bằng clindamycin hay erythromycin. Các thuốc giảm đau dạng uống như inuprofer thường có khả năng kiểm soát cơn đau tốt hơn. Nếu tình trạng nhiễm trùng lan rộng và đe dọa đến sức khỏe của trẻ thì bạn cần dùng đến các kháng sinh đường tiêm.


Phòng ngừa

Biện pháp phòng chống sâu răng hiệu quả nhất là cho fluor tối ưu vào nước sinh hoạt hàng ngày với nồng độ 1ppm. Trẻ em sống ở vùng mà nguồn nước thiếu fluor có nguy cơ sấu răng cao hơn nên cần được dùng bổ trợ chất fluor. Để tránh trường hợp dùng quá liều fluor cần thiết, bác sĩ không kê đơn thuốc fluor với số lượng quá 120mg. Biểu hiện cấp tính của quá liều fluor (cao hơn 5mg/kg) cần được xử trí khẩn cấp. Dùng các dạng fluor bôi ngoài (do bác sĩ chỉ định) có lợi cho các bệnh nhi cso nguy cơ bị sâu răng.

Vệ sinh răng miệng

Đánh răng hàng ngày, nhất là với kem đánh răng có fluor, sẽ giúp ngăn ngừa  sâu răng. Đa số trẻ em dưới 8 tuổi không chịu đánh răng đúng theo quy định. Do vậy, các bậc cha mẹ cần giám sát trẻ làm vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách để tránh sâu răng.

Chế độ ăn uống

Giảm ăn các thực phẩm chứa các chất có đường sẽ đem lại nhiều hiệu quả trong việc phòng ngừa sâu răng. Vì vậy, không nên cho trẻ dùng các thức uống ngọt, hay dùng chất ngọt vào ban đêm; đối với trẻ có nguy cơ bị sâu răng cao cần tránh dùng các loại bánh snack vào giữa các bữa ăn.

Trám bít hố rãnh

Trám bít hố rãnh răng bằng resin được ghi nhận là có hiệu quả trong việc phòng ngừa sâu răng ở các răng cối sữa và răng cối vĩnh viễn. Trám bít hố rãnh có hiệu quả nhất khi các răng vừa mọc (trẻ 1 - 2 tuổi) và cho các trường hợp răng cối có khe sâu hay rãnh sâu.

Tập cho trẻ đánh răng

Bạn có thể giúp trẻ tập đánh răng vào độ tuổi này bằng những cách đơn giản như:

- Chuẩn bị tâm lý cho con bằng cách, dẫn chúng đi siêu thị tự mình chọn những chiếc bàn chải trẻ em xinh xinh, đày màu sắc.

- Làm mẫu và giải thích cho trẻ, đánh răng không hề gây đau mà trái lại, điều này sẽ giúp răng sạch sẽ và thơm tho hơn, để cười xinh mỗi khi soi gương cùng mẹ.

- Mua những loại kem đánh răng có mùi vị để trẻ không có cảm giác cay và sợ thuốc đánh răng.

- Cho trẻ xem những băng hình có cảnh các bạn cùng trang lứa khác đang đánh răng để trẻ bắt chước.

- Chọn mua ở các nhà sách hoặc các trung tâm nha khoa những bức hình về răng miệng để giúp trẻ tìm hiểu thế nào là răng sâu, răng hỏng, thế nào quy trình đánh răng đúng cách?

- Tâm lý của trẻ là rất thích... đua đòi. Vì thế, trong những ngày đầu tiên, hãy tập trung vài bé cùng một lúc để thực hành những bài học về răng miệng. Chúng sẽ bắt chước và ganh đua với nhau trong quá trình học tập. Và từ đó, chúng sẽ bớt đi cảm giác nhàm chán, sợ sệt. Cha mẹ phải bình tĩnh chứ không nên quát tháo, la mắng trẻ. Điều này chỉ làm chúng sợ thêm mà thôi. Động viên con hoặc bày ra những trò chơi trong quá trình cùng trẻ tập đánh răng sẽ giúp trẻ cảm thấy hứng thú mỗi ngày.



Công ty cổ phần truyền thông trực tuyến infopower
Đ/C: 631 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 09888.44.816 – Mr. Quân

Bài viết liên quan:
Posted by Unknown |

Từ khóaThiết kế website, thiet ke websitethiết kế website nha khoanha khoa 
 
Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học Ấn Độ, bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng.

Tiến sỹ Shantanu Jaradi, giám đốc trung tâm nha khoa Dentzz (Mumbai, Ấn Độ) cho biết:”Do tiểu đường và răng miệng có mối quan hệ với nhau nên khi đi khám nha khoa việc nói cho nha sỹ biết bạn bị tiểu đường và đang điều trị bằng thuốc gì rất quan trọng”.



Việc kiểm soát kém lượng đường glucose trong máu đồng nghĩa với việc cơ thể bạn không có khả năng chống lại các vi khuẩn xâm nhập lợi, từ đó gây ra viêm nhiễm và dẫn tới việc răng rụng. Ngoài ra, tiểu đường thường gây khô miệng. Điều này nghe tưởng chừng như là một vấn đề nhỏ không đáng quan tâm nhưng nó có thể dẫn tới thủng răng.

Một số lời khuyên sau được đưa ra để những bệnh nhân tiểu đường phòng tránh các bệnh về răng:
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách. Nếu phát hiện vấn đề gì về răng miệng nên đi khám ngay để được lời khuyên của bác sỹ.
2. Duy trì lượng đường ở mức bình thường nhất có thể.
3. Mỗi lần khám răng, hãy nói với nha sỹ mình có bị tiểu đường hay không. Nếu có, hãy đưa cho nha sỹ thông tin cụ thể về bệnh tình của mình như thông tin bác sỹ đang theo dõi tiểu đường, tên các loại thuốc đang điều trị, nhất là đối với các trường hợp bệnh răng miệng nặng thì có thể phải điều chỉnh lượng insulin.
4. Khi lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt, hãy hoãn việc chữa răng lại. Tuy nhiên nếu bị viêm răng nặng quá thì cũng phải đi chữa kịp thời.
5. Hãy nhớ những người bị tiểu đường thường chữa răng mất nhiều thời gian hơn những người khác. Vì thế hãy làm đúng theo chỉ dẫn của nha sĩ.
6. Đối với những người bị bệnh tiểu đường đang chỉnh răng (ví dụ như đeo niềng răng), nhất thiết phải liên hệ ngay với nha sỹ nếu dụng cụ niềng chọc vào lưỡi hay miệng gây xây xát.


Công ty cổ phần truyền thông trực tuyến infopower
Đ/C: 631 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 09888.44.816 – Mr. Quân
 
Bài viết liên quan